Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết tìm việc nhanh cho sinh viên báo chí ra trường năm 2019

0

Cập nhật vào 15/11

Ngành báo chí là một trong những ngành “hot” hiện nay, bởi đó là nghề được cho là năng động, sáng tạo, yêu cầu người viết phải am hiểu nhiều lĩnh vực.

Trong thời đại hiện nay, thông tin dường như có được một “quyền lực” độc tôn và không phải đơn giản mà báo chí được phong “quyền lực thứ tư”, một cách nói đầy trang trọng và tự hào.

Do vậy, ngành báo chí ngày càng có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay. Cũng chính vì thế mà nghề báo đang dần thực sự trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ. Vậy kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên báo chí ra trường năm 2019 là gì?

Bài viết sau, kinhnghiemtimviec.net sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

1. Viết CV (hồ sơ xin việc)

Bước đầu tiên trong quá trình tìm việc ở bất cứ một công việc, vị trí nào thì viết CV xin việc là được coi là bước cơ bản nhưng lại rất quan trọng. Bạn phải biết cách tạo ấn tượng cho CV của mình, vì chúng ta học truyền thông, chính vì thế phải biết tự PR cho mình.

Viết CV, bước đơn giản nhưng rất quan trọng trong quá trình tìm việc

Viết CV, bước đơn giản nhưng rất quan trọng trong quá trình tìm việc

Ngoài thông tin cá nhân cơ bản ra, bạn phải nêu rõ được kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng mềm, nơi đã từng cộng tác, các sản phẩm báo chí nếu có. Bạn không nên sử dụng CV theo kiểu hành chính, truyền thống khô khan.

Với một số công ty truyền thông họ cần sự sáng tạo, họ sẽ có thể quan tâm thiết kế đặc biệt của CV.

Đối với đa số các nhà tuyển dụng thì hình thức  của CV chỉ là phụ, quan trọng nhất vẫn là chất liệu bên trong của CV như thế nào.

CV cần thể hiện được người ứng tuyển là ai, có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không? CV bắt buộc phải có hình đính kèm, tuy nhiên bạn tuyệt đối không gửi hình selfie, ưu tiên nhất là hình dán thẻ.

2. Gửi mail cho nhà tuyển dụng

Về việc gửi Email trong giao tiếp với nhà truyển dụng các bạn cần lưu ý rằng bạn có một địa chỉ email lịch sự, rõ ràng. Không đặt tên mail như congchuatuyet@, nguoicodon@…

Một điều quan trọng nữa là cần đặt tiêu đề mail nêu lên rõ nội dung của mỗi email. Ví dụ như: Kính gửi nhà tuyển dụng file sản phẩm thực tập báo NN của ứng viên Nguyễn Thị A”.

Ứng viên cần gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng

Ứng viên cần gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng

Các bạn cũng tuyệt đối tránh hỏi nhà tuyển dụng báo A: “Thưa quý báo, em có nên ứng tuyển/làm cộng tác viên cho báo C không?”. Hay khi giao tiếp với nhà tuyển dụng, bạn chưa cần quan tâm quá mức về lương thưởng, mà điều trước tiên cần quan tâm là môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai…

Đặc biệt, khi viết mail gửi nhà tuyển dụng, ứng viên cần tránh đặt tên email cá nhân có kèm theo tên cơ quan như vov, htv… Khi viết mail ứng viên phải ghi rõ tiêu đề, tên người gửi và tuyệt đối không được mắc lỗi chính tả.

3. Chọn lựa địa chỉ thực tập

Bạn có thể chọn địa phương là nơi thực tập bởi lợi thế khi lựa chọn về địa phương  thực tập chính là chỗ các bạn hiểu nơi đó, hiểu vùng đất đó và con người nơi đó như thế nào.

Điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần phải xác định được loại hình báo chí mà mình theo đuôi là loại hình nào, lĩnh vực công tác nào. Khi chọn lựa, bạn cần phải có kiến thức và kỹ năng nhất định về mảng công tác cũng như loại hình báo chí đó.

Ví dụ như nếu SV thực tập hoặc PV mảng an toàn giao thông, bạn phải có bằng lái ô tô, cũng như hiểu biết tốt về luật giao thông sẽ là một lợi thế.

Tham khảo thêm những chia sẻ khác tại Cách lập kế hoạch tìm việc

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.