Cập nhật vào 15/11
Ngành sư phạm từng được coi là một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều thí sinh bởi đó là nghề luôn được xã hội tôn sùng.
Trong vài năm trở lại đây khi mà số lượng thí sinh nộp đơn vào các trường Sư phạm đang ở mức đáng báo động, không còn nhiều học sinh có mong muốn đến với nghề do sợ thất nghiệp.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo thì đến năm 2020 có hơn 10.000 sinh viên ngành Sư phạm sau khi ra trường không tìm được việc làm. Vậy kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên ngành sư phạm ra trường năm 2019 là gì? Hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của kinhnghiemtimviec.net
1. Sử dụng trang tìm việc uy tín
Với thời đại công nghệ số hiện nay thì internet đã dần trở thành một công cụ hữu hiệu đối với nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc. Qua các trang tuyển dụng thì nhà tuyển dụng có thể đăng các thông tin về vị trí tuyển dụng , công việc, chế độ đãi ngộ một cách đầy đủ… Khi ấy nếu ứng viên cảm thấy công việc đó phù hợp thì có thể gửi CV ứng tuyển.
Tuy nhiên việc sử dụng internet làm công cụ tìm kiếm việc làm đôi khi khiến bạn bị nhiễu thông tin, vì thế bạn không thể xác minh được thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra có đúng với thực tế không.
Tham khảo thêm Bí quyết tìm việc cho sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường năm 2019 nếu như bạn đang cần thông tin.
Sử dụng các trang tìm việc uy tín để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp
Với các bạn mới ra trường nên lựa chọn một số trang tuyển dụng chất lượng, không chỉ để tiết kiệm thời gian tìm kiếm mà quan trọng hơn là bạn còn tiếp cận được với nguồn thông tin quan trọng, chính xác hơn từ phía nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một số trang tuyển dụng như: Vietnamwork, JobsGO.vn, Mywork… Nên tạo cho mình một tài khoản để thuận tiện trong việc tìm kiếm được nhiều thông tin hơn, hoặc có thể apply CV trực tiếp ngay trên trang tuyển dụng đó.
Đối với các trường công lập thì số chỉ tiêu mà bộ giao xuống là tương đối hạn chế, bạn cần theo dõi để có thể nộp hồ sơ một cách kịp thời
2. Viết CV và gửi mail một cách chuyên nghiệp
Về việc gửi Email trong giao tiếp với nhà truyển dụng các bạn cần lưu ý rằng bạn có một địa chỉ email lịch sự, rõ ràng. Không đặt tên mail như congchuatuyet@, nguoicodon@…
Với phần tiêu đề email nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu một mẫu tiêu đề cụ thể nào đó thì bạn nên đặt theo mẫu gồm có: Họ tên-Vị trí ứng tuyển-Khu vực ứng tuyển.
Nội dung gửi mail cần xúc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nổi bật được thế mạnh của bản thân và mong muốn được làm việc của mình. Đặc biệt trước khi gửi mail ứng tuyển hãy nhớ soát lại lỗi chính tả và đừng quên kết thúc thư bằng một lời cảm ơn như mong muốn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.
Với một số trường bắt buộc nộp hồ sơ bản cứng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ, thông tin xác thực, chính xác, khoa học nhất, mà vẫn làm nổi bật được bản thân.
3. Thực tập tại các trường học
Bạn có thể tham gia các dự án dạy cho các trẻ em vùng cao, thực tập sinh tiềm năng tại các trường học, hay đi gia sư tại các trung tâm gia sư, học viên tại nhà.
Các ông việc kể trên không những giúp bạn tích lũy thêm được các kiến thức về chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, thuyết trình mà còn giúp cho hồ sơ của bạn gây được ấn tượng mạnh trong mắt các nhà tuyển dụng.
4. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất
Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất, thậm chí có thể là những công việc tay chân và không lương. Bởi bất kỳ công việc nào cũng sẽ mang lại kinh nghiệm cho bạn không chỉ về chuyên môn mà cả kỹ năng mềm. Chính vì thế hãy bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhặt nhất bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm về hướng dẫn tìm việc cho các sinh viên ngành học khác tại Kinh nghiệm lập kế hoạch tìm việc cho sinh viên