Trong buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm về công việc bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra bạn cũng sẽ phải trả lời câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Vậy làm trả lời như thế nào cho thật khôn khéo để bạn có thể đề cao được điểm mạnh cũng như hạn chế tới mức tối đa những điểm yếu?
Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của kinhnghiemtimviec.net để có thể giải quyết dễ dàng 2 câu hỏi này khi phỏng vấn xin việc.
Câu hỏi về điểm mạnh
“Điều gì là điểm mạnh nhất ở bạn?”. Câu hỏi này dường như là một trong những câu hỏi phỏng vấn không quá khó mà bạn sẽ được hỏi, nhưng đó cũng là câu hỏi thường gặp quan trọng nhất.
Người phỏng vấn muốn để biết liệu điểm mạnh của bạn có tương thích với nhu cầu của công ty và yêu cầu về phẩm chất và năng lực cho vị trí ứng tuyển. Hỏi câu hỏi này sẽ giúp người tuyển dụng quyết định liệu bạn có là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này hay không.
Nếu bạn là người mới nghỉ việc ở nơi làm cũ, đâu sẽ là nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc ở đó. Đây có thể là một trường hợp bạn sẽ cần trả lời trong cuộc phỏng vấn.
Cách để chuẩn bị
Cách tốt nhất để phản ứng với câu hỏi này là nêu bật những kỹ năng và kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Chuẩn bị những câu trả lời bằng việc lập ra danh sách những phẩm chất được đề cập ở tin tuyển dụng.
Sau đó, đưa ra danh sách những kỹ năng phù hợp với những điều đã lập ra. Danh sách này có thể bao gồm trình độ học vấn, các khóa đào tạo, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng hoặc những kinh nghiệm làm việc. Thu hẹp danh sách những kỹ năng của bạn xuống khoảng 3 – 5 dòng với các điểm mạnh điển hình.
Sau đó với mỗi điểm mạnh, ghi chú 1 ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng điểm mạnh đó trong học tập cũng như công việc bạn đã làm. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để khi nào người tuyển dụng hỏi thì bạn có thể chị tiết cho từng điểm mạnh cụ thể.
Không gian văn phòng chật chội, bạn luôn cảm giác khó chịu và công việc không suôn sẻ, có thể do cách bạn bài trí văn phòng chưa hợp lý. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề phong thủy theo từng tuổi bạn tham khảo
Câu trả lời nên tránh
Đây không phải là lúc để khiêm tốn. Khi bạn không muốn nói quá điểm mạnh của bạn, bạn nên thoải mái để nói lưu loát những điều giúp bạn sẽ trở thành một ứng viên lý tưởng. Tạo một danh sách những điểm mạnh liên quan đến công việc sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này với sự tự tin nhất.
Mặt khác, bạn không muốn để trả lời câu hỏi này bằng việc nêu ra những điểm mạnh mập mờ và không rõ ràng. Tập trung vào những điểm mạnh chính, liên quan trực tiếp tới vị trí và công ty bạn ứng tuyển. Một câu trả lời tập trung và liên quan nhất với 1, 2 ví dụ sẽ làm bạn thật sự ấn tượng với người phỏng vấn.
Một vài ví dụ câu trả lời cho câu hỏi này
Ví dụ câu trả lời:
– Tôi là một người luôn nghiêm túc tuân thủ nội quy làm việc. Khi tôi đang làm việc ở một dự án, tôi không muốn chỉ đáp ứng hạn công viêc được giao. Hơn nữa, tôi thích để hoàn thành một nhiệm vụ trước kế hoạch. Năm trước, tôi đã vinh dự đạt được một phần thưởng cho việc hoàn thành 3 bản báo cáo trước thời hạn một tuần.
– Tôi có kỹ năng viết cực kỳ tốt. Làm việc như là một người biên tập trong khoảng thời gian 5 năm, tôi đã đạt được sự chuyên nghiệp trong quy trình làm việc ở vị trí này. Tôi đã viết đa dạng những ấn phẩm, vì thế tôi biết cách để xác định loại hình viết sao cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của khách hàng. Là một người trợ lý marketing, tôi sẽ có thể viết và biên tập những ấn phẩm một cách hiệu quả nhất và cập nhật nội dung cho website một cách hiệu quả.
– Tôi là một người bán hàng khéo léo với hơn 10 năm kinh nghiệm. Tôi đã vượt mục tiêu doanh thu của mình mỗi quý và đã dành được giải thưởng hàng năm từ khi tôi bắt đầu làm việc với ông chủ hiện tại của tôi cho đến nay.
Câu hỏi về điểm yếu
“Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn” là câu hỏi mà không một ai thực sự biết cách trả lời sao cho hoàn hảo. Đây là một câu hỏi phỏng vấn cực kỳ khó chịu với hầu hết các ứng viên xin việc nhưng lại vô cùng đắc lực đối với nhà tuyển dụng trong việc lọc và đánh giá xem bạn là một ứng viên tiềm năng hay bạn chỉ là một người xin việc tầm thường.
Cho dù bạn là người rất tài giỏi, thông minh, may mắn hay là người theo đuổi trường phái hoàn hảo thì chắc chắn bạn phải có ít nhất một điểm yếu. Chính vì thế câu trả lời tệ nhất mà bạn đưa cho nhà tuyển dụng chính là “Tôi hoàn toàn không có điểm yếu gì”, hay “Tôi không biết rõ điểm yếu của tôi là gì”. Nếu bạn trả lời những câu này thì xin chia buồn bạn đã bị loại.
Câu hỏi này mục đích chính không phải là dùng để làm khó bạn hay cố tình loại bạn ra khỏi vòng phỏng vấn. Ý nghĩa của câu hỏi này chỉ đơn giản là nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem điểm yếu nào của bạn cản trở bạn nhiều nhất trong công việc cũng như quá trình thích nghi với văn hóa và công việc trong công ty. Nhà tuyển dụng hứng thú lắng nghe cách bạn giải quyết một câu hỏi khó kiểu này.
Quy tắc trả lời phỏng vấn về điểm yếu
Để có thể vượt qua được câu hỏi hóc búa này một cách trơn chu, thì các bạn nên chia câu trả lời của mình ra thành 2 phần là sự thú nhận về điểm yếu và cách khắc phục, quản lý điểm yếu đó như thế nào.
Lưu ý, khi áp dụng cách này bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm yếu này ảnh hưởng tới bạn như thế nào và hướng giải quyết của bạn ra sao để bộc lộ được tính cách và phẩm chất cần thiết cho công việc.
Đặc biệt, bạn phải tuyệt đôi tránh đưa ra những điểm yếu làm kém đi khả năng của bạn tới công việc bạn ứng tuyển hoặc mong đợi từ nhà tuyển dụng.
Một vài giải pháp trả lời
Thứ nhất, sử dụng câu trả lời nói về điểm mạnh nhưng trá hình dưới dạng điểm yếu.
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, phương pháp này có thể gây được ấn tượng tốt khi cho thấy được rằng ngay cả khi bạn có điểm yếu thì đó cũng là điểm mạnh của bạn. Tuy nhiên, rủi ro khi dùng phương pháp này cũng khá cao vì cách trả lời như vậy sẽ bị coi là quá lố.
Ví dụ: “Tôi là một người ôm việc và không dễ tin tưởng người khác”
Điểm yếu này cho thấy bạn là rất người chăm chỉ và cầu toàn.
Thứ hai, đưa ra những điểm yếu không liên quan
Có lẽ bạn sẽ thích sử dụng các chiến lược điểm yếu vô hại. Một số nhà tuyển dụng có thể xem cách bạn khắc phục những điểm yếu này như một điểm mạnh và đó chính là cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách an toàn.
Ví dụ: “Tôi đã có một thời gian khó khăn để ngắt kết nối với công nghệ. Tôi luôn mang theo smartphone và laptop mỗi khi đi tới bất cứ đâu. Vì thế, tôi đã phải liên tục kiểm tra email công việc ngay cả ngoài giờ làm việc lẫn ngày cuối tuần”.
Rõ ràng, đây sẽ không phải là điểm yếu để lựa chọn nếu vị trí đang tìm cách yêu cầu được “làm nhiệm vụ” bằng điện thoại của bạn 24/7. Và một số tổ chức cũng muốn và mong đợi bạn làm ngoài giờ lao động.
Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc cho một trong những công ty thích sử dụng kiểu như vậy thì bạn nên tìm một điểm yếu khác mà không liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.
Bất kể những gì chiến lược bạn sử dụng, mục tiêu cuối cùng của bạn là để trình bày điểm mạnh để nhà tuyển dụng thấy được sự nổi bật của bạn và bạn hoàn toàn phù hợp với công việc này, cũng như điểm yếu thực sự mà không gây cản trở tiềm năng phát triển của bạn cho vị trí này. Vì vậy hãy luyện tập và xem xét thật kỹ cách trả lời sao cho phù hợp nhất. Chúc bạn thành công.