Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kỹ năng đánh giá nhân viên kinh doanh trong công việc

0

Cập nhật vào 24/05

Để biết được mức độ hiệu quả trong công việc của một nhân viên kinh doanh doanh nghiệp cần xây dựng một thước đo đánh giá năng lực hay còn gọi là KPI.

1. Vì sao cần đánh giá nhân viên?

Việc đánh giá nhân viên trong công ty nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng góp phần mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Đánh giá nhân viên sẽ tạo động lực làm việc, tăng cường khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Giúp nhân viên nhìn nhận được năng lực của bản thân, từ đó có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt hơn.

Đánh giá nhân viên kinh doanh còn giúp nhân viên và cả doanh nghiệp phát hiện kịp thời nguyên nhân của hiệu quả bán hàng thấp, từ đó giúp cải thiện đúng cách để tăng năng lực và chất lượng công việc.

2. KPI là gì? KPI áp dụng cho nhân viên kinh doanh như thế nào?

KPI là gì?

KPI, trong tiếng Anh gọi là “Key Performance Indicator” là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một nhân viên hay một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có những chỉ số KPI khác nhau dựa trên tính chất của mỗi công việc.

Đánh giá nhân viên kinh doanh dựa trên KPI

KPI được hiểu là chỉ số đo lường mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên

Căn cứ vào KPI, những người quản lý, lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật tương ứng.
KPI cho nhân viên kinh doanh.

Thông thường để đánh giá một người làm nhân viên kinh doanh người ta thường dựa vào doanh số đạt được của nhân viên đó đã thực hiện trong khoảng thời gian định kỳ theo tháng hay theo quý.

Tuy nhiên để đánh giá nhân viên kinh doanh một cách công bằng và khách quan nhất không chỉ dựa vào kết quả đạt được theo con số mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  1. Doanh thu mục tiêu (Sales Target)
  2. Tăng trưởng doanh thu hàng tháng (Monthly Sales Growth)
  3. Tỷ suất lợi nhuận trung bình (Average Profit Margin)
  4. Tỷ lệ số đơn thành công/số khách hàng tiềm năng (Lead-to-Sale %)
  5. Giá trị đơn hàng trung bình (Average Purchase Value)
  6. Chi phí trung bình cho một khách hàng tiềm năng (Average Cost Per Lead)
  7. Tỷ lệ lợi nhuận trên khách hàng
  8. Số lượng đơn hàng trên một nhân viên sales (Sales Per Rep)
  9. Tỷ lệ giữ chân khách hàng và Tỷ lệ huỷ đơn hàng (Retention and Churn Rates)
  10. Tỷ lệ khách hàng quay lại
  11. Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)
  12. Thời gian chuyển đổi trung bình (Average Conversion Time)

Việc đánh giá nhân viên kinh doanh cũng cần căn cứ vào từng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của những nhân viên khác nhau.

Nhà quản lý cũng nên tham khảo thêm Kỹ năng tuyển dụng

3. Một số mẫu đánh giá nhân viên phòng kinh doanh

KPI trưởng phòng kinh doanh

Mẫu KPI trưởng phòng kinh doanh

KPI nhân viên quản lý kinh doanh

Mẫu KPI nhân viên quản lý kinh doanh

KPI nhân viên điều hành kinh doanh

Mẫu KPI nhân viên điều hành kinh doanh

Nếu bài toán tuyển dụng đang khiến cho bạn cảm thấy đau đầu, bạn nên tham khảo ngay Bí quyết tuyển dụng nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

4. Xây dựng chính sách lương – thưởng – phạt cho nhân viên kinh doanh

Sau khi tạo được các tiêu chí KPIs, bước tiếp theo là xây dựng các chính sách Lương – Thưởng – Phạt nhằm tạo động lực cho nhân viên kinh doanh.

Chính sách lương – thưởng – phạt – phụ cấp hấp dẫn sẽ là động lực phát triển của nhân viên và thu hút được nhiều nhân viên có năng lực. Các chính sách này cần đảm bảo công bằng, xứng đáng với năng lực của nhân viên.

Hình thức khen thưởng

Những nhân vân hoàn thành tốt chỉ tiêu công việc theo hàng tháng, quý hoặc năm nên được xem xét hưởng các quyền lợi như:

  • Được nhận lương năng suất
  • Được xét tăng lương đúng hạn hoặc trước thời hạn
  • Được xem xét đào tạo hoặc sắp xếp vào những vị trí cao hơn
  • Được khen thưởng, động viên.

Hình thức kỷ luật

Nếu nhân viên không đạt chỉ tiêu đã đề ra của tháng hoặc quý sẽ không được nhận lương năng suất của tháng/ quý đó.

Nếu nhân viên không hoàn thành chỉ tiêu công việc trong nhiều tháng hay quý liên tiếp, công ty có quyền xem xét thay đổi vị trí phù hợp hơn với năng lực hoặc thay đổi mức lương và quyền lợi kèm theo.

Nếu tỷ lệ hoàn thành tổng chỉ tiêu nhiều kế hoạch liên tiếp quá thấp, công ty sẽ thỏa thuận chuyển công việc khác hoặc chấm dứt hợp đồng với nhân viên.

Bài viết được chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung, nhân viên tuyển dụng của công ty Nội thất Hòa Phát Pro – Công ty cung cấp ghế hội trường cao cấp cùng nội thất văn phòng chuyên nghiệp và uy tín. Nếu bạn quan tâm tới nội thất hội trường hoặc nội thất văn phòng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0243 540 2270 hoặc 096 727 6668 để đặt mua hàng.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.