Cập nhật vào 20/06
Để kiểm tra năng lực ứng viên ngành kế toán, các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi từ đơn giản đến “hóc búa”. Trang bị cho mình sự linh hoạt, câu trả lời thông minh là cách để “lấy lòng” nhà tuyển dụng. Qua khảo sát các ứng viên phỏng vấn ngành kế toán thì các nhà tuyển dụng thường rất hay đặt ra 9 câu hỏi sau:
Mỗi một ngành nghề đều có những mảng kiến thức riêng biệt, kế toán cũng không ngoại lệ, khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng ngoài những câu hỏi chung chung như: giới thiệu bản thân, điểm mạnh, kinh nghiệm làm việc, mong muốn công việc hay mức lương… Bạn sẽ gặp phải những câu hỏi chuyên ngành kế toán, vì thế không còn cách nào khác là phải chuẩn bị cho mình kiến thức cực kì vững chắc. Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm trả lời thông minh cho câu hỏi của nhà tuyển dụng, để áp dụng cho trường hợp của mình.
Hãy lưu lại những câu hỏi sau để không bị ấp úng trước nhà tuyển dụng nhé các bạn.
1. Các câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn xin việc kế toán
Theo bạn, một nhân viên kế toán cần kỹ năng gì?
Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đó có thất sự hiểu về ngành kế toán chưa. Thật ra, ngành kế toán đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, chính vì vậy trong câu hỏi này không có câu trả lời cố định, đáp án đưa ra tùy thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển.
Gợi ý trả lời: Bạn có thể đưa ra một số kỹ năng của một kế toán giỏi như: tính toán nhanh; Kỹ năng phân tích, tư duy logic; Khả năng phân tích, quan sát tổng hợp.
Bạn đã sử dụng phần mềm kế toán bao giờ chưa?
Đây được coi là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn kế toán, từ câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể biết được 2 điều. Điều thứ 1: Biết được ứng viên này đã có kinh nghiệm làm kế toán hay chưa, điều 2 là đánh giá được năng lực hiện tại của ứng viên.
Gợi ý câu trả lời:
- Trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, thì hãy thành thật liệt kê một số phần mềm thường được bạn sử dụng trong công việc trước đây.
- Còn trong trường hợp bạn chưa bao giờ sử dụng phần mềm trong kế toán thì hãy nêu một số ưu điểm khác của mình như thành thạo excel, word. Biết đâu đây lại là lợi thế của bạn.
Nhân viên kế toán phải làm gì khi đối diện với những khó khăn?
Gợi ý trả lời:
Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán thì câu hỏi này không hề làm khó bạn. Hãy tập trung vào những khó khăn thử thách của bạn phải đối mặt trước kia và chỉ ra phương hướng giải quyết. Tuy nhiên để trả lời một cách xuất sắc thì hãy đưa ra hướng giải quyết liên quan chặt chẽ đến việc tích kiệm chi phí thấp nhất có thể, giảm rủi ro, giảm phạt…
Các dạng báo cáo tài chính mà bạn đã thực hiện?
Gợi ý câu trả lời:
Đây cũng là những câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán được nhiều nhà tuyển dụng hay hỏi nhất. Đối với câu hỏi này lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy trả lời một cách thành thật, tránh trường hợp bạn chưa hề làm mà lại nói là có, đến khi nhà tuyển dụng hỏi đi sâu vào các vấn đề liên quan bạn lại không biết trả lời như thế nào.
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc vị trí tương đương ở công ty khác chưa?
Mục đích của câu hỏi này để xem vị trí công việc đang tuyển có thật sự phù hợp với ứng viên hay không. Đây là câu hỏi mong muốn tìm ra hướng đi chung của người lao động và kế hoạch phát triển lâu dài với công ty.
Các công ty thường tuyển dụng những ký toán có kinh nghiệm và có thể xử lý các công việc quan trọng nên khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn kế toán bạn cần thành thật, tránh trường hợp người phỏng vấn hỏi các kiến thức sâu bạn không thể trả lời, trong trường hợp không có kinh nghiệm bạn có thể trả lời khôn khéo là mình đang muốn phát triển bản thân với nghiệp vụ kế toán, luôn cố gắng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, tìm được một công ty có định hướng phát triển tốt để cống hiến,… người tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về việc nhận bạn.
Bạn có giải quyết sự cố kế toán nào trong thời gian gần đây không?
Gợi ý câu trả lời:
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng nắm bắt được ứng viên này thật sự có năng lực hay không?. Đối với câu hỏi này bạn có thể kể một số sự cố bất ngờ xảy ra và hướng giải quyết của bạn. Tuy nhiên, việc đưa ra tình huống bạn cần phải có chọn lọc, hãy lựa chọn một sự việc mà bạn đã hoàn thành tốt nhất.
Trong thời gian đi làm, bạn có đạt được thành tích gì nổi trội không?
Đây là lúc bạn có thể kể một số thành tích của mình để khẳng định năng lực bản thân hoàn toàn thích hợp với vị trí mình đang ứng tuyển.
Bạn có thể làm gì được cho công ty chúng tôi?
Đối với câu hỏi này thì thường được hỏi cho các vị trí kế toán trưởng trở nên, câu trả lời của bạn sẽ tùy thuộc vào tình trạng của doanh nghiệp đang tuyển dụng.
Lý do nghỉ việc công ty cũ của bạn là gì?
Gợi ý câu trả lời:
Đối với câu hỏi này bạn đừng vội vàng phô ra một đống lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty nhé. Hãy điềm tính và đưa ra các lý do như sau: Muốn làm việc tại môi trường mới để thay đổi bản thân; hay muốn được học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ công việc công ty đang tuyển…
Gợi ý thêm cho bạn: 10 website tìm việc làm và tuyển dụng uy tín nhất tại Việt Nam
2. Một số kinh nghiệm khác khi đi phỏng vấn xin việc ngành kế toán
Đừng quên tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng
Trước khi đến phỏng vấn việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu sơ qua về tình hình phát triển và hoạt động của công ty. Nếu một ứng viên chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn về Công ty đang ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng về bạn.
Đến sớm 10 phút trước khi phỏng vấn
Hãy để ý thời gian và đừng bao giờ lỡ hẹn với nhà tuyển dụng nhá. Việc đến muộn của bạn có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng và đánh giá thái độ làm việc của bạn không nghiêm túc với vị trí bạn đang ứng tuyển đó.
Đến sớm cũng giúp bạn có thời gian để chăm chút, chỉnh lại tóc tai, trang phục… ổn định tâm lý trước khi bước vào phỏng vấn.
Nên chọn trang phục thanh lịch
Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn kế toán được nhiều người truyền đạt lại đó là hãy chọn những trang phục lịch thiệp, trang điểm nhẹ nhàng, không nên quá cầu kỳ.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm
Trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán, vì vậy hãy thật bình tĩnh tự tin, trả lời dứt khoát, rành mạch. Không nên đi sâu quá về các vấn đề chuyên môn mà bạn chưa nắm rõ, bởi nếu chưa biết mà vẫn cứ trả lời thì bạn sẽ tự mình làm lộ điểm yếu của mình.
Những lỗi thường gặp khi xin việc của các ứng viên:
Kết luận: Buổi phỏng vấn là khâu quyết định bạn có được nhận vào làm tại công ty đó hay không. Chuẩn bị thật kỹ những câu trả lời cùng với đó là sự chuẩn bị về trang phục, lời nói… cũng sẽ làm tăng độ tin cậy của bạn trước những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Chúc bạn thành công!
Tác giả Phù Thủy
Xin chào mọi người, mình là Phù Thủy, mình có đam mê với đồ ăn và đi du lịch khám phá khắp nơi. Sở thích của mình viết bài về nội thất và gia đình. Hiện tại mình đang chịu trách nhiệm viết bài cho trang nội thất Đức Khang, các bài viết đều được mình tổng hợp biên tập lại từ những nguồn uy tín về nội thất. Mình đang xây dựng chủ đề nội dung về bàn hội trường tại noithathoaphat.pro, các bạn ủng hộ mình nhé.