Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc sống sẽ ổn định hơn khi bạn thay đổi công việc đều đặn. Bạn nên “nhảy việc” sau 3 – 5 năm.
Mọi người cho rằng cứ vài năm bạn đổi việc thì hồ sơ xin việc của bạn tiết lộ với nhà tuyển dụng rằng bạn không thể trụ trong công việc, không hòa hợp với đồng nghiệp, hoặc chỉ đơn giản là bạn không trung thành và gắn bó với công ty.
Tuy nhiên quan niệm này đang bắt đầu trở nên lỗi thời khi nhân viên thế hệ 8x – 9x ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các doanh nghiệp và họ luôn mong muốn luôn phải trau dồi, phát triển bản thân và tiến xa trong sự nghiệp.
Dưới đây là một số lý do cho việc bạn nên đổi việc sau 3 – 5 năm được kinhnghiemtimviec.net tổng hợp từ nhiều nguồn phân tích.
Nên đổi việc 3 – 5 năm 1 lần để nâng cao trình độ
Rất nhiều người cho rằng, một nhân viên càng làm lâu năm sẽ càng thạo việc và trình độ càng cao hơn, nhưng thực tế chứng minh 1 năm là khoảng thời gian đủ để 1 nhân viên thạo việc, từ 3 năm trở lên không những không tăng hiệu suất công việc mà còn bị giảm.
Thử suy nghĩ xem, khi bạn đã trở nên quá thông thạo công việc đến mức nhàm chán thì làm sao có thể nâng cao hiệu suất công việc. Khi có ý định chuyển việc cũng là lúc bạn nỗ lực trau dồi kiến thức và thích nghi với thử thách của môi trường làm việc mới, đòi hỏi bạn phải học hỏi không ngừng và nâng cao trình độ.
Đứng ở khía cạnh chủ doanh nghiệp, chi phí đào tạo có thể tăng khi tuyển những nhân viên mới, nhưng cái họ nhận được từ những lao động này cũng không nhỏ, những người mới thường năng nổ, với nguồn năng lượng dồi dào mong muốn cống hiến và phát triển doanh nghiệp hơn những người cũ (trừ lĩnh vực nghiên cứu khoa học).
Bên cạnh đó, độ nhạy của nhân viên mới với những vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp cũng khá cao, từ đó góp phần thay đổi nhận thức của những nhân viên làm việc quá lâu năm và bị “ì” trong công việc.
Còn đối với bản thân người lao động, nên đổi việc 3 – 5 năm 1 lần với những công việc tương tự ở môi trường khác hoặc nghành nghề liên quan để mở rộng hiểu biết và có cái nhìn bao quát hơn trong lĩnh vực đã chọn. Mặc khác, bạn thấy rõ những cá nhân xuất sắc vươn lên vị trí lãnh đạo thường có kiến thức rất sâu rộng, không những đối với ngành nghề chính của họ mà còn cả những lĩnh vực liên quan.
Tuy nhiên việc nhảy việc đôi khi cũng không phải mong muốn của bạn mà do một số nguyên nhân, dấu hiệu khiến bạn cần phải nhảy việc. Nhưng điều đó đôi khi cũng là điều bạn cần đối mặt trong công việc.
Muốn tăng thu nhập lên 50% thì nên đổi việc 3 – 5 năm 1 lần
Khảo sát cho thấy, thu nhập của những người làm việc cho 1 doanh nghiệp từ 2 năm trở lên thấp hơn đến 50% so với nhân viên mới vào làm ở vị trí tương đương.
Vì sao vậy? Câu trả lời là thời buổi kinh tế thị trường, để thu hút nhân tài đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra mức lương khá cạnh tranh. Công ty mới cần bạn, họ sẵn sàng đề nghị mức lương hấp dẫn để thu hút bạn trong khi công ty cũ đã có bạn rồi và họ sẽ khó cho bạn 1 mức lương tăng đáng kể bởi tâm ký đã sở hữu.
Vậy nên đổi việc 3 năm 1 lần, vừa tăng thu nhập hiện tại vừa là dấu mốc để bạn tự nhìn nhận lại năng lực bản thân cũng như khẳng định giá trị bản thân với chủ doanh nghiệp.
Đừng để những lý do không đáng để bạn phải nhảy việc ảnh hưởng tới sự nghiệp của cá nhân bạn.
Đổi việc 3 – 5 năm 1 lần để được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Các bạn nên biết là các nhà tuyển dụng hiện tại còn đánh giá cao những ứng viên có nhiều kinh nghiệm so với những ứng viên khác. Bởi họ là những người đã dám bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận rủi ro và có khả năng thích nghi tốt cũng như tinh thần cầu tiến cao.
Trừ những trường hợp nhảy việc đến 3, 4 công ty 1 năm mới được coi là bất thường trong kỹ năng hoặc thái độ “cả thèm chóng chán”. Còn lại, đa số nhà tuyển dụng hiểu và chấp nhận quan điểm thay đổi công việc là một cách để người tìm việc học hỏi kiến thức và kinh nghiệm mới để thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp.
“Nhảy việc” là một xu hướng tất yếu trong tình hình hiện nay, điều này không chỉ xảy đến với các bạn sinh viên mới ra trường mà còn khá nhiều người lao động trẻ khác. Nó hoàn toàn phù hợp với xu thế và mong muốn của người lao động hiện nay. Tuy nhiên khi quyết định “nhảy việc” bạn nên xem xét thật kỹ để vạch ra chiến lược cho tương lại của bản thân.