Cập nhật vào 25/05
Hầu hết cha mẹ đều hướng con mình vào những ngành nghề văn phòng vừa nhàn và không phải lao động chân tay và sau đây là những ngành làm việc văn phòng thu hút giới sinh viên được Kinh nghiệm tìm việc tổng hợp lại.
Quản trị văn phòng (thư ký văn phòng)
Đây là một trong ngành được nhiều bạn sinh viên đăng ký nhiều nhất trong các trường đại học. Ngành đào tạo sinh viên trở thành nhân viên thư ký văn phòng chuyên nghiệp có kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của cơ quan sao cho hiệu quả. Quản lý, cung cấp thông tin cho cơ quan và lãnh đạo các cơ quan; tổ chức các hội nghị; tổ chức tiếp đón các đoàn vào; tổ chức cho đoàn ra; thành thạo, tự tin trong các tình huống giao tiếp, góp phần khẳng định vị thế của cơ quan đối với các đối tượng giao tiếp khác nhau; sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng; thành thạo các hoạt động nghiệp vụ văn phòng.
Tốt nghiệp xong sinh viên thể làm thư ký, trợ lý cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đảm nhận những chức danh khác (tổ trưởng, trưởng bộ phận Hành chính văn phòng) hoặc làm công việc có liên quan đến công tác Văn thư Lưu trữ trong các đơn vị và doanh nghiệp.
Quản trị Nhân lực
Một ngành cũng thu hút nhiều sinh viên tham gia là ngành quả trị nhân lực. Ngành quản trị nhân lực và cơ hội việc làm trong tương lai là rất lớn. Đây là ngành học lý tưởng dành cho bạn lựa chọn đấy một trong những vấn đề đau đầu nhất của nhiều doanh nghiệp hiện nay là việc nhân sự rất mất ổn định. Họ gặp rất nhiều khó khăn khi không tuyển được người phù hợp, không giữ được nhân viên, đánh mất văn hóa công ty,… Đó là cơ hội để những người làm nghề nhân sự có đất dụng võ.
Có rất nhiều cơ hội ứng cử vào Phòng Nhân sự của các công ty với những chức danh như: Chuyên viên Tuyển dụng, Chuyên viên Đào tạo và Phát triển nhân viên, Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi, Trưởng phòng/Giám đốc Nhân sự… cùng nhiều cơ hội thăng tiến hấp dẫn và phát triển vượt bậc về năng lực bản thân..
Tài chính- ngân hàng
Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực chuyên môn rộng trên cả ba hướng tài chính doanh nghiệp, tài chính công và ngân hàng, vì vậy quá trình đào tạo nhắm đến mục tiêu trang bị kiến thức chung về ngành tài chính – ngân hàng bao quát và tổng hợp cả ba hướng đã nêu thông qua các môn học khối kiến thức chuyên nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có đủ kiến thức để hệ thống hóa, tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về thị trường tài chính, đầu tư tài chính, quản trị tài chính; tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về chính sách tài khóa, chính sách công, quản lý ngân sách nhà nước; tổng hợp và vận dụng các lý thuyết về chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, quản trị các trung gian tài chính.
Người tốt nghiệp cũng có kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ tài chính – ngân hàng bao gồm quản trị ngân hàng, quản trị các trung gian tài chính phi ngân hàng và quản trị tài chính các loại hình doanh nghiệp để trở thành chuyên gia ở các vị trí: phân tích tài chính, phân tích đầu tư, phân tích chứng khoán, phân tích tín dụng, quản lý danh mục đầu tư, quản lý nguồn vốn.
Kế toán
Ưu điểm nổi bật nhất của nghề kế toán là cơ hội nghề nghiệp không giới hạn. Kế toán có thể làm việc ở mọi nơi. Tất cả các công ty và tổ chức đều cần kế toán dù dưới các hình thức khác nhau, cho dù đó là một tập đoàn khổng lồ hay một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán là một nghề kiếm sống, bởi một khi đã có bằng cấp, đó là cả một thế giới cơ hội. Tính trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 4 đến 6 nhân viên kế toán làm việc. Tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, tất cả các cơ quan chính phủ và các ban ngành, tất cả đều có cùng một “ngôn ngữ kế toán” được sử dụng chung trên toàn cầu. Vì vậy Kế toán là một nghề nghiệp không biên giới và được nhiều bạn trẻ lựa chọn để học.
Tham khảo thêm những chia sẻ khác tại Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên