Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những ngành nghề khó xin việc nhất tại Việt Nam

0

Sư phạm, Kế toán, Ngân hàng… là những ngành từng rất hấp dẫn vì mức lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên giờ đây lại trở thành những ngành nghề khó xin việc nhất tại Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện nay có nhiều ngành nghề dễ xin được việc khi ra trường được các bạn sinh viên lựa chọn theo học, nhưng cũng có nhiều nghề trước đây được đánh giá cao, hiện nay lại khó xin việc cho sinh viên mới ra trường.

1. Ngành Sư phạm

Đây được coi là ngành thuộc top đầu khó tìm việc làm nhất đến thời điểm hiện tại. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT hiện nay cả nước có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp.

Ngành Sư phạm hiện nay rất khó xin việc

Theo dự tính, đến năm 2020 sẽ có 70.000 cử nhân Sư phạm thất nghiệp được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.

2. Ngành Kế toán – Kiểm toán

Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm, kế toán – tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.Tuy nhiên, do lượng cầu vượt cung quá nhiều nên để kiếm được 1 công việc, mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác. Tức là tỷ lệ chọi 1/90.

Ngành Kế toán – Kiểm toán đãi ngộ cao nhưng khó xin việc

Nguyên nhân là do việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán.

3. Ngành Tài chính – Ngân hàng

Số lượng sinh viên ra trường không có việc làm đúng ngành Tài chính – ngân hàng ngày càng tăng cao.Tính đến thời điểm này, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này.

Ngành Tài chính - Ngân hàng đang khá khó xin được việc

Trong khi đó, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Vì vậy, trong thời gian tới sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng dù nhân lực ngành này vẫn thiếu nhưng là thiếu người giỏi.

4. Chứng khoán

Cũng như ngân hàng, chứng khoán từng là một trong những ngành thời thượng nhất. Nhưng đến nay, ước tính chỉ còn khoảng 1/4 trong tổng số công tý chứng khoán là “sống”. Các công ty còn lại, hoặc thoi thóp hoặc “chết” mà chưa công bố.

Ngành chứng khoán Việt Nam đang khó xin việc

Trong bối cảnh ấy, những người hoạt động trong ngành chứng khoán, từ nhân sự cấp cao đến nhân viên cấp thấp đều ít nhiều nếm trải vị đắng của giảm lương, giảm thưởng, điều chuyển công việc, cắt giảm nhân sự. Rất nhiều nhân sự ngành chứng khoán đều phải tự tìm con đường mới cho mình bằng cách chuyển sang một công ty chứng khoán tốt hơn (với những người có năng lực) hoặc chuyển nghề, chuyển việc.

5. Công tác xã hội

Với định hướng chăm lo An sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu, TP HCM là nơi sử dụng nhân lực ngành này rất cao. Ngoài ra, còn nhiều tỉnh thành khác cung cũng đang ráo riết triển khai dự án phát triển công tác xã hội nên nhu cầu nhân lực trong tương lai rất khả quan. Tính riêng cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở có hơn 40 đơn vị, các cơ sở ngoài công lập là hơn 60 đơn vị. Đó là chưa kể mạng lưới công tác xã hội của các cơ sở ngành, địa phương, trường học, cơ sở y tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong nước, các cơ quan đoàn thể… Thế nhưng, sinh viên tốt nghiệp ra trường kho khăn trong việc kiếm việc làm phù hợp hoặc thu nhập thấp là điều kiện khá phổ biến.

6. Công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển

Là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Nhưng với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành cho nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít.

Vì vậy, không ít người tốt nghiệp chuyên ngành này phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái nghề đào tạo.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.