Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên ngành xây dựng ra trường năm 2019

0

Cập nhật vào 15/11

Không giống nhiều ngành nghề luôn ưu tiên tuyển người giàu kinh nghiệm, kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên xây dựng mới ra trường là nắm chắc những kiến thức, kỹ năng sau thì đơn vị tuyển dụng nào cũng sẵn sàng mời bạn về làm việc.

Hiện nay để có thể xin được việc ngay khi vừa ra trường là điều không hề dễ dàng với những sinh viên có hồ sơ “trắng tinh”. Dưới đây là một số chia sẻ của Kinh nghiệm tìm việc cho các bạn sinh viên khoa xây dựng.

Kiến thức chuyên ngành tốt – cơ hội xin việc thành công cao

Phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu. Cái này thì giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Bạn học xây dựng, cầm tấm bằng kĩ sư xây dựng mà chưa vững CAD, không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới thì đừng nói đến chuyện “hành nghề” làm gì. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng. Tôi đã từng gặp những bạn sinh viên có bảng điểm khá đẹp, nhưng loay hoay mãi với bộ hồ sơ thầu, không biết làm thế nào cho phải.

Kiến thức chuyên ngành tốt – cơ hội xin việc thành công cao

Bởi vậy để nắm chắc cơ hội được tuyển dụng và tận dụng tốt cơ hội ấy trước và trong quá trình xin việc làm bạn hãy thực hành kiến thức trên những bản vẽ. Tưởng tượng, bạn vào công ty, sếp đưa bạn 1 cái nhà phố 3 tầng, 4x10m để bạn thiết kế, bạn sẽ làm gì đầu tiên, trả lời được rồi hãy nghĩ đến việc làm nghề.

Bạn thử hình dung, lúc bạn làm mô hình, B1 làm gì, B2 làm gì…B3..B4. Cái đó là lúc học ở trường ko ai dạy bạn. Ngay cả tải trọng, tôi nói như một cái nhà phố bình thường, tại 1 ô sàn dự định là làm phòng thờ, theo bạn lấy hoạt tải chỗ đó bao nhiêu… Ví dụ như là dầm: xem moment trong etab thấy moment + mà đặt thép lớp trên là thua, hay cắt thép lớp dưới mà cắt ngay nhịp cũng thua lun… Phải biết cách lấy tim, cốt sao cho chuẩn. Cái này trong giáo trình kỹ thuật thi công đã nói chi tiết rồi. Học sao ra làm vậy thôi.

Về biện pháp thi công cũng vậy, biện pháp thi công nền đường, mặt đường, vỉa (bó vỉa), hố ga, mương máng, móng, dầm, trụ… giống trong giáo trình kỹ thuật thi công. Ngoài thực tế có khác thì chỉ khác đôi chút. Đọc lại phần tính toán lưu lượng TK, tải trọng, các loại bản vẽ, máy móc thi công chuyên dụng, cốp pha, đà giáo, cột chống…. Cái này để biết mà còn tính toán cho những trường hợp đặc biệt.

Kiến thức chuyên ngành tốt

Chung quy là nhiều thứ, ngay cả cách thiết kế của mỗi công ty cũng đã khác nhau, thể hiện bản vẽ cũng khác nhau, nên tùy bạn đi làm ở đâu thì phải theo phong cách của công ty đó.Có công ty thép lớp dưới của dầm không neo lên, có công ty lại vẽ neo lên (thực tế thi công người ta cắt sạch)

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm tìm việc cho sinh viên kế toán ra trường năm 2019

Phải biết kỹ năng tin học cơ bản

Sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường gặp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ.

Học sử dụng các phần mềm chuyên ngành

Bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến rồi, nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc là việc quá nên làm.

Học phần mềm dự toán để còn biết phân tích vật tư, phần mềm vẽ kết cấu, phần mềm quản lý dự án… Tập thống kê cốt thép. Tải các phần mềm thống kê cốt thép về mà học sử dụng.

Rèn luyện khả năng tập trung cao độ trong công việc

Tôi thường đòi hỏi ở nhân viên tốc độ. Và không bao giờ chấp nhận kiểu làm việc cưỡi ngựa xem hoa. Có thể với tốc độ đó, anh sẽ có sai sót. Không sao, sai sẽ sửa. Nhưng không ai sửa nổi thái độ làm việc nửa vời, vừa làm vừa chơi được. Và tôi nghĩ ông sếp nào cũng vậy thôi, thích nhân viên làm 2 tiếng chơi 2 tiếng hơn là vừa làm vừa chơi trong 4 tiếng. Bạn cứ luyện sự tập trung và tốc độ đi, điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều.

Phải biết tự nghiên cứu

Cứ mỗi ngày không tìm hiểu, là một ngày mình bị tụt so với xu thế. Chưa nói gì xa xôi, riêng cái khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà nước về ngành cũng đã khiến bạn hoạt động não bộ gần như hàng ngày rồi. Tìm các hồ sơ mẫu rồi làm theo các bước giống như vậy là được. Các công nghệ xây dựng mới, các phần mềm ứng dụng mới, các xu hướng mới… Đơn vị tuyển dụng chắc chắn sẽ rất hài lòng với một ứng viên biết đủ “đông tây kim cổ” các văn bản liên quan như bạn.

Luyện nói

Kỹ sư xây dựng cần phải Luyện nói

Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi nhà tuyển dụng lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì “cái miệng có gió” của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều.

Có đam mê với nghề xây dựng

Trong cái thế giới khô khan của ngành xây dựng, nếu anh không đủ lửa để giữ đam mê với nghề, nhiều khả năng anh sẽ bị out, hoặc là tự out. Nhiều người sau một thời gian theo đuổi đã rẽ sang nghề khác là vậy. Áp lực, vất vả, bị nhiều yếu tố chi phối là đây. Nên nếu như anh cứ mãi sống xoàng xoàng, cứ mãi dật dờ, thì không sớm thì muộn anh sẽ cảm thấy như mình đã chọn nhầm nghề!

Phải biết cọ xát thực tế

Với nghề này, tấm bằng đẹp khi ra trường sẽ không hẳn là tấm vé hoàn hảo cho bộ hồ sơ, nếu như anh không có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, mới có chuyện đòi hỏi anh không những có tấm bằng mà còn phải có cả những chứng chỉ HÀNH nghề, phải chứng minh được kinh nghiệm làm việc. Không chỉ là thực tế khi tính toán, triển khai bản vẽ, lên dự toán, lập hồ sơ thầu mà còn phải biết những công việc tưởng chừng rất đơn giản khác. Tôi biết một trường Đại học dân lập, khoa xây dựng của trường đó có một môn học giống như thực hành nghề. Sinh viên sẽ phải cầm bay, trộn vữa, lát gạch để xây hoàn thiện một ngôi nhà nhỏ. Đây là điều mà tôi thấy không phải trường nào cũng để ý để thực hiện cho sinh viên.  Tôi cũng nhận được khá nhiều email của các bạn sinh viên mới ra trường, sẵn sàng xin vào làm không lương để học hỏi kinh nghiệm. Và tôi cũng có chơi với nhiều anh bạn, lăn xả nhiều năm trên công trường, cầm bay, trét vữa, trộn hồ… còn chuẩn và ra dáng hơn cả mấy anh thợ. Tôi luôn đánh giá cao và khâm phục những tinh thần sẵn sàng làm việc như  vậy.

Tìm hiểu về phong thuỷ

Tôi không khuyên các bạn trở thành thầy phong thuỷ. Phong thuỷ bao la lắm, rộng lắm, nhiều thứ phải học lắm. Nhưng cũng nên biết những điều cơ bản về phong thủy trong kiến trúc chẳng hạn cấm kỵ cửa đối cửa… Chỉ cần khoảng một tuần nghiền ngẫm trên Internet là đã có những kiến thức cơ bản nhất rồi.

Phải biết tìm cơ hội trong thử thách

Phải biết tìm cơ hội trong thử thách

Trong hoàn cảnh khủng khoảng kinh tế, việc ít, sinh viên xây dựng ra trường thì đông lại đâm ra lo sợ, mà không nghĩ lạc quan rằng đây là thời điểm để mình làm những việc mình chưa làm được trước đó vì bận bịu: học thêm ngoại ngữ, “sưu tầm” thêm những chứng chỉ hành nghề còn thiếu, học thêm nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu về một ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới… Con gấu mùa đông không tiện đi kiếm mồi, nó còn biết tận dụng ngủ một giấc thật dài cho lại sức, sao mình ko nhân cơ hội này mà trau dồi bản thân để đến khi cơn bĩ cực qua rồi, mình lại thêm vững vàng chắc chắn?

Hoặc khi đã xin được việc rồi, có thể ban đầu công ty chỉ giao cho bạn công việc nhỏ nhất, nhưng đây là cơ hội để bạn chứng minh năng lực của mình. Nếu việc nhỏ bạn làm xuất sắc thì chắc chắn việc lớn bạn cũng sẽ làm xuất sắc.

Điều quan trọng hiện nay là chọn công việc phù hợp, mức lương chưa phải là vấn đề cần bàn tới. Khi công việc được hoàn thành tốt thì các bạn có quyền yêu cầu tăng lương.

Kĩ sư xây dựng phải có sức khoẻ tốt

Với những người đi công trình thì không nói làm gì rồi nhé. Thường xuyên sống trong môi trường thiếu thốn, thậm chí là nguy hiểm, nên sức khoẻ không đảm bảo thì chỉ có nước về nhà an dưỡng thôi. Nhưng những anh ít phải chạy đây chạy đó cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những đợt cao điểm, có thể làm liên tục mấy ngày liền không ngủ, ăn bánh mì uống nước lọc trừ bữa. Bản thân tôi, giai đoạn cao điểm, đã từng kéo dài tình trạng ngủ 2 tiếng 1 ngày hàng tháng trời. Kiểu thư sinh mềm yếu, khó mà chịu được.

Biết là dân xây dựng thường đi liền với hình ảnh xuề xoà qua loa, nhưng đôi khi cũng phải biết tút tát một chút. Chăm sóc “mặt tiền”, rồi còn phải chăm sóc sức khoẻ nữa. Trong môi trường làm việc căng thẳng, bụi bặm khắc nghiệt, và cả nhậu nhiều thì việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên là điều cần thiết.

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.